Ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa - Ngành học mới tiềm năng tại ĐH Công nghệ - ĐHQGHN
05/05/2025
Bạn giỏi vẽ, đam mê sáng tạo nhưng vẫn chưa chắc ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa có thực sự hợp với mình? Thay vì chờ đến lúc nộp nguyện vọng mới cuống cuồng tìm hiểu, hãy tranh thủ xem thử ngành Thiết kế công nghiệp và Thiết kế đồ họa - ngành mới toanh tại ĐH Công nghệ - ĐHQGHN, đang được nhiều thí sinh để mắt tới.
Giới thiệu chung về ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa
Ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa kết hợp giữa tư duy kỹ thuật - công nghệ và khả năng thẩm mỹ - sáng tạo, nhằm thiết kế ra các sản phẩm, hệ thống và giải pháp đáp ứng cả về chức năng, công năng lẫn giá trị thẩm mỹ, trải nghiệm người dùng và yếu tố văn hoá - xã hội.
- Thiết kế công nghiệp tập trung vào phát triển các sản phẩm vật lý, từ thiết bị, máy móc, nội thất, phương tiện đến các hệ thống sử dụng trong công nghiệp hoặc đời sống.
- Thiết kế đồ họa là quá trình sáng tạo và tổ chức hình ảnh nhằm truyền đạt thông tin hiệu quả, thường ứng dụng trong truyền thông, quảng bá, thương hiệu, giao diện số và tương tác.
Hai lĩnh vực này, khi được tích hợp trong cùng một chương trình đào tạo, sẽ giúp người học có cái nhìn hệ thống, toàn diện và thực tiễn hơn về thiết kế trong thời đại số và công nghiệp sáng tạo.
Ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa tại ĐH Công nghệ - ĐHQGHN
Chương trình cử nhân thiết kế công nghiệp và đồ họa tại đại học công nghệ là một chương trình thí điểm, được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật - công nghệ - mỹ thuật - xã hội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực thiết kế sáng tạo hiện đại.
Mục tiêu đào tạo của nhà trường là trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên sâu về:
- Thiết kế sản phẩm công nghiệp, thiết kế chi tiết máy, hệ thống thiết bị
- Thiết kế mỹ thuật - đồ họa ứng dụng, nhận diện thương hiệu, thiết kế tương tác
- Các công nghệ tiên tiến: xử lý ảnh, thị giác máy, thiết kế người - máy
- Phân tích, đề xuất và tối ưu giải pháp thiết kế đa ngành, liên ngành
Xu hướng hiện nay đang "gọi tên" các nhà thiết kế trẻ biết bắt nhịp công nghệ: thiết kế tương tác, thực tế ảo, giao diện người dùng (UI/UX), in 3D... đang mở ra vô vàn cánh cửa. Nhưng đi kèm với cơ hội là không ít thử thách: bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều tài năng trong và ngoài nước, luôn cập nhật kỹ năng và sẵn sàng "học lại từ đầu" khi công nghệ thay đổi.
>>> Đừng bỏ lỡ thông tin về các ngành học liên quan:
Ngành kỹ thuật robot là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
Ngành vật lý kỹ thuật có dễ xin việc không? Ra trường làm gì?
Ngành kỹ thuật năng lượng là gì? - Việc làm và mức lương?
Ngành cơ kỹ thuật - Xu hướng phát triển và thông tin chi tiết
Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì? Làm gì khi ra trường?
Ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa có dễ xin việc? Ra trường làm gì?
Học thiết kế công nghiệp và đồ họa, nhiều bạn nghĩ ngay đến "làm thiết kế". Nhưng thực tế, đây không chỉ là ngành của những người vẽ đẹp hay thành thạo phần mềm. Đây là ngành của những người biết giải quyết vấn đề bằng tư duy thiết kế và biến ý tưởng thành sản phẩm.
Cánh cửa nghề nghiệp: Rộng mở nhưng cần định hướng rõ ràng
Tốt nghiệp ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa, sinh viên được trang bị nền tảng từ mỹ thuật ứng dụng đến kỹ thuật thiết kế, từ thiết kế hệ thống sản phẩm đến tương tác người - máy. Vì vậy, bạn có thể làm việc ở rất nhiều môi trường như:
- Agency thiết kế - truyền thông - sáng tạo
- Công ty công nghệ số - phần mềm - sản phẩm số
- Studio thiết kế UX/UI, AR/VR, thiết kế trải nghiệm
- Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nội thất, tiêu dùng
- Start-up công nghệ, sản phẩm sáng tạo
- Tổ chức giáo dục, viện nghiên cứu, trung tâm tư vấn thiết kế
Một số vị trí phổ biến:
- Chuyên viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer)
- Chuyên viên thiết kế thương hiệu (Brand Designer)
- Thiết kế hoạt họa - chuyển động (Motion Graphic Designer)
- Thiết kế sản phẩm truyền thông số (Digital Product Designer)
- Chuyên viên thiết kế UI/UX - giao diện và trải nghiệm người dùng
- Thiết kế mô phỏng - mô hình sản phẩm công nghệ (Simulation Designer)
- Chuyên viên dựng hình 3D, thiết kế AR/VR
- Chuyên viên xử lý ảnh - thị giác máy (Computer Vision Designer)
- Thiết kế tương tác người - máy (HMI Designer)
Nếu có định hướng nghề nghiệp rõ ràng từ sớm, biết mình muốn đi theo mảng nào (ví dụ: thiết kế sản phẩm công nghiệp, giao diện số, hoạt họa 3D hay nhận diện thương hiệu), bạn sẽ biết nên đầu tư vào kỹ năng nào, xây portfolio ra sao, chọn đúng chỗ thực tập và rút ngắn đáng kể hành trình chạm tới công việc mơ ước.
Một số câu hỏi thường gặp về ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa
Ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa thi khối nào?
Đây là câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất nếu bạn đang ở giai đoạn ôn thi đại học. Các ngành thiết kế thường xét tuyển theo các khối có năng khiếu như:
- Khối H (Văn + Hình họa + Bố cục màu)
- Khối V (Toán + Lý + Vẽ kỹ thuật)
Ngoài ra, một số trường còn xét khối D, A, kết hợp với bài thi năng khiếu riêng.
Điểm chuẩn ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa?
Dưới đây là danh sách 5 trường đại học hàng đầu đào tạo thiết kế công nghiệp và đồ họa tại Việt Nam cùng với mức điểm chuẩn năm 2024:
Tips nhỏ: Bạn nên tham khảo đề thi năng khiếu của các năm trước và luyện vẽ sớm, vì đây là kỹ năng cần thời gian để "chín", không nên ôn cấp tốc sát ngày thi.
Ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa học những gì?
Chương trình đào tạo ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa tại đại học Công nghệ - ĐHQGHN được xây dựng trên nền tảng liên ngành, tích hợp ba yếu tố cốt lõi: kỹ thuật chính xác, tư duy mỹ thuật sáng tạo và công nghệ hiện đại.
Cụ thể, sinh viên sẽ được học:
- Kiến thức cơ sở ngành: Làm quen với các nguyên lý thiết kế, kỹ thuật vẽ tay, hình họa, màu sắc, bố cục.
- Thiết kế công nghiệp: Học cách tạo ra các sản phẩm kỹ thuật - từ cấu trúc máy móc, thiết bị công nghiệp cho đến không gian làm việc, nhà xưởng. Sinh viên tiếp cận với tư duy thiết kế hệ thống, hiểu mối quan hệ giữa con người và sản phẩm (ergonomics), cũng như quy trình để biến một ý tưởng thành sản phẩm có thật.
- Đồ họa và mỹ thuật ứng dụng: Thiết kế nhận diện thương hiệu, bao bì, quảng cáo, giao diện kỹ thuật số (UI/UX), thiết kế nội thất cho nhà ở, khách sạn, khu nghỉ dưỡng..
- Công nghệ và kỹ thuật đồ họa hiện đại: Bao gồm xử lý ảnh, thị giác máy (machine vision), tương tác người - máy (HMI), lập trình cơ bản để tạo ra các mô hình hoặc nguyên mẫu số (digital prototype).
- Đánh giá và kiểm thử thiết kế: Học cách kiểm tra tính khả thi, an toàn, độ bền và hiệu quả sử dụng của sản phẩm hoặc giải pháp mình tạo ra.
Khả năng sáng tạo của bạn xứng đáng được đặt đúng chỗ. Khi hiểu rõ về ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa, khối thi, chương trình đào tạo và cơ hội nghề nghiệp, bạn sẽ tự tin đưa ra lựa chọn chính xác.