Lộ trình sự nghiệp là gì? Cách xác định career path để thành công

24/10/2100

Khi nói về lộ trình sự nghiệp, rất nhiều người cho rằng "đến đâu hay đến đó" vì "nói trước bước không qua". Trong khi đó, nhiều người có sự nghiệp thành công lại luôn rõ ràng về mục tiêu của mình, và phải làm gì để đạt được các mục tiêu thăng tiến. Chỉ khi hiểu đúng về định nghĩa lộ trình sự nghiệp là gì và cách xác định đúng career path của bản thân thì bạn mới có thể chắc chắn hơn về tương lai, sự nghiệp.

MỤC LỤC:
1. Lộ trình sự nghiệp là gì?
2. Các kiểu con đường sự nghiệp
3. Cách xác định career path phù hợp
4. Làm gì để thành công trên lộ trình sự nghiệp của mình?

1. Lộ trình sự nghiệp là gì?

Lộ trình sự nghiệp (career path) hay còn gọi là con đường sự nghiệp, là một chuỗi các công việc giúp bạn tiến tới mục tiêu của mình. Lộ trình sự nghiệp theo truyền thống bao hàm sự phát triển theo hướng tiến lên, chẳng hạn như thăng chức lên các vị trí cấp cao hơn, tuy nhiên, đôi khi career path cũng có thể dịch chuyển theo chiều ngang - nghĩa là một vài công việc làm tiền đề để bạn chuyển ngành.

Xây dựng lộ trình sự nghiệp không phải là vạch ra các mục tiêu không thể thực hiện được, mà là cách lập kế hoạch để từng bước đạt được thành công cho sự nghiệp của bạn.

2. Các kiểu con đường sự nghiệp

Quan tâm tới lộ trình sự nghiệp và muốn xác định lộ trình cho chính mình để hướng đến một tương lai sự nghiệp như ý, trước hết bạn sẽ cần

- Lộ trình sự nghiệp về mặt chuyên môn: Có được học hàm, học vị cao hơn, trở thành chuyên gia, cố vấn trong ngành,... là ví dụ cho kiểu con đường sự nghiệp thành công về mặt chuyên môn.

- Lộ trình sự nghiệp về thăng tiến, chức vụ đảm nhiệm: Từ nhân viên trở thành leader, CEO,...

Bạn có thể đồng thời phát triển lộ trình sự nghiệp chuyên môn và lộ trình sự nghiệp hướng đến những chức vụ cao hơn với điều kiện có định hướng rõ ràng, có kỹ năng đặt mục tiêu và quyết tâm, cố gắng cũng như có năng lực thực tế.

3. Cách xác định career path phù hợp

3.1. Tìm ra mục tiêu nghề nghiệp của bạn

Trước khi lựa chọn một nghề nghiệp và xây dựng lộ trình sự nghiệp, bạn hãy bắt đầu bằng việc tự phản ánh bản thân bằng cách hỏi và trả lời một số câu hỏi nhất định. Phản ánh tích cực giúp thu hẹp lựa chọn của bạn thành ý tưởng cụ thể hơn.

Cân nhắc tự hỏi bản thân rằng:

- Tôi muốn gì từ sự nghiệp của mình?

- Giá trị tôi coi trọng là gì?

- Tôi thích hoạt động nào nhất trong thời gian rảnh?

- Sở thích của tôi là gì?

- Điểm mạnh và năng khiếu của tôi là gì? Các kỹ năng mềm? Kỹ năng cứng?

- Tôi muốn chuyên sâu về các kỹ năng kỹ thuật nhất định hay đảm nhận vai trò quản lý?

Khi bạn trả lời những câu hỏi như trên, bạn có thể nghiên cứu tốt hơn các con đường sự nghiệp tiềm năng. Điều quan trọng nữa là phải xem lại các mục tiêu nghề nghiệp để đảm bảo các mục tiêu là khả thi và phù hợp với sở thích cá nhân.

3.2. Lập kế hoạch 5 năm và 10 năm

Khi bạn đã thu hẹp các lựa chọn của mình, hãy xem xét việc thiết lập các cột mốc quan trọng cho sự nghiệp của bạn bằng cách như sau:

- Nghiên cứu vị trí của những người khác trong lĩnh vực của bạn sau 5 năm hoặc 10 năm trong sự nghiệp của họ và ghi lại những chức danh mà họ có.

- Quyết định danh hiệu hoặc sự thăng tiến bạn muốn có ở những thời điểm này trong tương lai.

- Sau đó, nghiên cứu xem bạn có thể làm gì để đạt được những mục tiêu đó. Bạn có thể cần phải trải qua các chương trình đào tạo, đảm nhận các trách nhiệm cụ thể hoặc giữ các vị trí tiên quyết.

3.3. Khám phá kiểu tính cách của bạn

Có nhiều phương pháp để khám phá kiểu tính cách của bạn, tập trung vào lý giải phản ứng của bạn với các tình huống, sự kiện. Các kiểu tính cách khác nhau có thể có sở thích khác nhau và có điểm mạnh, điểm yếu nhất định trong học tập, công việc.

Một số công cụ phổ biến bạn có thể sử dụng để xác định kiểu tính cách và thiên hướng của mình bao gồm: Trắc nghiệm MBTI, trắc nghiệm thiên hướng DISC,... Bạn có thể làm ngay bài test với công cụ tiện ích của JobOKO và đọc để hiểu hơn về chính mình, từ đó có cơ sở để chọn công việc, nghề nghiệp.

3.4. Xem xét, đánh giá các trải nghiệm trong quá khứ

Sự hài lòng trong công việc của bạn với các vai trò trước đây cũng có thể giúp định hướng lựa chọn lộ trình sự nghiệp của bạn. Xác định xu hướng ở các vị trí trước đây của bạn, chẳng hạn như tập trung vào một kỹ năng kỹ thuật cụ thể. Ngoài ra, hãy xem lại lịch sử công việc của bạn để xác định các vị trí mà bạn cảm thấy đã hoàn thành tốt, bạn tự tin,...

3.5. So sánh yêu cầu công việc với trình độ học vấn của bạn

Nhiều công việc có các yêu cầu về trình độ học vấn cụ thể đối với ứng viên, chẳng hạn như công việc cho lao động phổ thông có thể chỉ cần bằng tốt nghiệp trung học, nhưng công việc nghiên cứu lại cần bạn hoàn thành chương trình cử nhân hay thậm chí là có bằng thạc sĩ. Một số vị trí cũng yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp của họ trong một lĩnh vực cụ thể liên quan đến vai trò đó.

Xem lại các yêu cầu về trình độ học vấn đối với công việc bạn quan tâm và gửi CV ứng tuyển cho những công việc chấp nhận trình độ học vấn hiện tại của bạn, hoặc nghiên cứu, chuẩn bị theo học các bằng cấp hoặc chứng chỉ bổ sung mà bạn có thể sẽ cần.

3.6. Đánh giá bộ kỹ năng hiện tại

Bước tiếp theo trong quy trình để xác định chính xác lộ trình sự nghiệp là bạn cần lập danh sách các kỹ năng, chứng chỉ và lĩnh vực chuyên môn hiện tại của bạn. Bạn cũng có thể hỏi đồng nghiệp và đồng nghiệp cho ý kiến ​​phản hồi về các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng mềm của mình. Đánh giá này có thể giúp bạn tìm ra nghề nghiệp phù hợp với thế mạnh về mặt kỹ năng.

3.7. Liệt kê sở thích

Tùy thuộc vào tính cách của mình, bạn có thể có những sở thích phù hợp với những nghề nghiệp khác nhau. Kiểm tra sở thích, các hoạt động bạn yêu thích, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện trước đây bạn tham gia để hiểu hơn về chính mình. Qua đó, bạn có thể có thêm ý tưởng về định hướng sự nghiệp trong tương lai.

Giả sử, bạn có thể hướng tới công việc kỹ sư an ninh mạng nếu bạn thích các câu đố logic, hoặc bạn có thể làm nhân viên bán hàng/ nhân viên kinh doanh nếu thích gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người.

3.8. Xác định giá trị bạn coi trọng, điểm giới hạn

Xác định các giá trị cốt lõi của bạn có thể giúp bạn tập trung vào sự nghiệp mà cá nhân bạn cảm thấy hài lòng. Nó cũng có thể giúp bạn tìm các lĩnh vực mà bạn đam mê.

Cân nhắc lập danh sách những điều bạn coi trọng khi chọn nghề, chọn công ty và đồng nghiệp - giả sử như việc mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng, công ty coi trọng phát triển con người, đồng nghiệp sáng tạo và thân thiện,... Thông qua bước này, bạn sẽ gia tăng cơ hội chọn đúng việc, đúng nghề và xây dựng, triển khai lộ trình sự nghiệp đi đúng hướng.

3.9. Suy nghĩ về nhu cầu về thu nhập

Lộ trình sự nghiệp khác nhau sẽ quyết định thu nhập của bạn. Thay vì xác định con đường sự nghiệp dựa theo cảm hứng hoặc bạn cho rằng như vậy là ổn, hãy lý trí hơn. Những gì bạn có thể làm (và nên làm) ở đây là:

- Tìm kiếm thông tin về tiền lương khởi điểm, trung bình cũng như khoảng lương cao của các chức danh công việc khác nhau.

- Bạn kỳ vọng thế nào và tự tin có thể deal lương đến mức nào?

- Bạn có sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp một chút nhưng có cơ hội đào tạo, thăng tiến hay không?...

4. Làm gì để thành công trên lộ trình sự nghiệp của mình?

Việc xác định lộ trình sự nghiệp không phải chỉ để "cho có" hay mang tính hình thức mà thực tế sẽ tác động tới khả năng phát triển bản thân và thăng tiến của bạn. Để thành công trên lộ trình sự nghiệp của mình, bạn có thể:

- Tự tạo động lực cho bản thân.

- Quyết tâm với các mục tiêu nghề nghiệp.

- Kiên định với lộ trình đã đặt ra nhưng sẵn sàng điều chỉnh linh hoạt khi cần.

- Chăm chỉ và cố gắng trong mỗi nhiệm vụ bạn thực hiện, dù nhỏ hay lớn, đơn giản hay phức tạp.

- Luôn trong tâm lý sẵn sàng cho việc học hỏi những điều mới.

- Cân nhắc chia sẻ mục tiêu, lộ trình sự nghiệp với quản lý của mình (vì bạn có thể được hỗ trợ, định hướng phù hợp hơn).

Ngoài ra, hãy thường xuyên đánh giá những gì bạn đã làm được (và chưa làm được) để đảm bảo con đường sự nghiệp đang tiến về phía trước.

Với tất tần tật các thông tin liên quan về lộ trình sự nghiệp là gì và cách xác định mục tiêu, hình thành career path được JobOKO chia sẻ trên đây, bạn đã sẵn sàng cho các cơ hội việc làm, thăng tiến của mình chưa? JobOKO chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình!

Bài viết khác

Xem thêm