Muốn làm lập trình viên học môn gì, khối gì, ngành gì, trường nào?

12/05/2025

Gõ "lập trình viên học ngành gì" thì thấy đủ thứ. Nào là khoa học máy tính, công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm. Nghe thì hấp dẫn mà không biết học cái nào mới đúng với nghề lập trình. Nếu đang rối như tơ vò vì chưa phân biệt được, thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ từng ngành để chọn đúng hướng đi.

lap trinh vien hoc nganh gi

Giới thiệu về nghề lập trình viên

Lập trình viên là người viết mã (code) để tạo ra phần mềm, website, ứng dụng, hệ thống tự động hoặc trí tuệ nhân tạo. Công việc lập trình có mặt ở hầu hết lĩnh vực từ ngân hàng, y tế, giáo dục đến game, mạng xã hội.

Theo báo cáo thị trường 2025 của JobOKO, công nghệ thông tin vẫn giữ vững vị trí top đầu trong các ngành có thu nhập cao tại Việt Nam. Với 3 năm kinh nghiệm trở lên, thu nhập trung bình của lập trình viên sẽ từ 20 - 32,5 triệu đồng/tháng.

Lập trình viên học ngành gì? Học và thi khối nào?

1. Học ngành gì để làm lập trình viên?

Để trở thành lập trình viên, bạn có thể chọn học các ngành thuộc khối công nghệ thông tin (CNTT), tùy vào sở thích và điểm mạnh của bản thân. Dưới đây là các ngành học phổ biến:

- Ngành công nghệ thông tin: Học về mạng, web, lập trình ứng dụng và quản lý hệ thống.

- Ngành khoa học máy tính: Học sâu về thuật toán, cấu trúc dữ liệu, máy tính "nghĩ" như thế nào.

- Ngành hệ thống thông tin: ngành học kết hợp giữa công nghệ thông tin (CNTT) và quản trị kinh doanh, chuyên về thiết kế, triển khai, vận hành và quản lý các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, điều hành và ra quyết định trong tổ chức, doanh nghiệp.

- Ngành kỹ thuật phần mềm: Học cách làm phần mềm bài bản, theo nhóm, theo quy trình.

- Ngành an toàn thông tin: Dành cho bạn thích "giữ cửa" cho hệ thống, chống hack, chống lộ dữ liệu. Ngành này ngày càng quan trọng vì công ty nào cũng cần bảo mật.

- Ngành khoa học dữ liệu: Hợp với ai thích làm việc với số liệu, mô hình, AI, máy học.

2. Lập trình viên học khối nào?

Chọn được ngành rồi, bước tiếp theo là xác định khối thi. Các khối thi phù hợp nhất đó là:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa

  • Khối A01: Toán, Lý, Anh

  • Khối D01: Toán, Văn, Anh

lap trinh vien hoc nganh gi

Lập trình viên học trường nào tốt?

Muốn theo nghề lập trình, không chỉ chọn ngành cho chuẩn mà chọn trường cũng quan trọng không kém. Bởi vì môi trường học tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn, từ chất lượng đào tạo, giảng viên tới cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

Nếu còn đang băn khoăn nên nộp hồ sơ vào đâu, thì danh sách các trường đào tạo lập trình xịn sò dưới đây sẽ giúp bạn dễ định hướng hơn:

Miền Bắc:

- Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST): Cực mạnh về khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống nhúng.

- Đại học Công nghệ - ĐHQGHN (UET): Giảng viên chất lượng, chương trình đào tạo bài bản, phù hợp với bạn nào muốn đào sâu chuyên môn.

- Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (PTIT): Lý tưởng cho ai mê an toàn thông tin, bảo mật.

Miền Trung:

- Đại học bách khoa - ĐH Đà Nẵng (DUT): Chương trình đào tạo IT bài bản, đặc biệt mạnh về lập trình hệ thống, kỹ thuật phần mềm.

- Đại học sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng (UTE): Học phí ổn, đặc biệt mạnh với mảng kỹ thuật.

Miền Nam:

- Đại học bách khoa TP.HCM (HCMUT): Ngành IT luôn thuộc top đầu cả nước.

- Đại học công nghệ thông tin - ĐHQG TP.HCM (UIT): Chuyên sâu về CNTT, có nhiều hướng đi như trí tuệ nhân tạo, lập trình web, mobile.

- Học viện kỹ thuật mật mã (phân hiệu TP.HCM): Dành cho những ai yêu thích lĩnh vực bảo mật và lập trình hệ thống.

Nếu bạn muốn hướng tới môi trường quốc tế hoặc làm global developer, có thể cân nhắc thêm các trường quốc tế hoặc chương trình liên kết dạy bằng tiếng Anh.

Lập trình viên cần học giỏi môn gì?

Nghe tới lập trình là nhiều người sẽ nghĩ ngay tới dân khối A hay IQ cao. Nhưng thật ra, bạn không cần giỏi mọi thứ:

Ở cấp 3:

- Toán: Là môn quan trọng nhất, giúp rèn tư duy logic.

- Vật lý: Học vật lý sẽ giúp bạn quen với tư duy hệ thống, cực hữu ích khi làm việc với phần cứng hay lập trình nhúng.

- Tiếng Anh: Nghe có vẻ không liên quan nhưng gần như toàn bộ tài liệu, video hướng dẫn, forum, công cụ lập trình đều là tiếng Anh. Càng giỏi, bạn càng học nhanh, hiểu sâu và dễ theo được xu hướng toàn cầu.

Ở đại học:

Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin tại đại học Công nghệ - ĐHQGHN có tổng cộng 126 tín chỉ, chia thành nhiều nhóm kiến thức.

Những môn xương sống mà lập trình viên nào cũng phải trải qua có thể kể đến: Lập trình nâng cao, lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, hệ điều hành, kiến trúc máy tính, mạng máy tính, phát triển ứng dụng web, mobile, AI, công nghệ phần mềm, lập trình thi đấu, ...

Có thể trở thành lập trình viên nếu không học đại học chính quy không?

Câu trả lời là: Có. Nhưng bạn phải có lộ trình tự học cực kỳ rõ ràng và kỷ luật. Các chứng chỉ như: AWS Certified Developer, Google Certified Professional Cloud Architect, Microsoft Certified Solutions Expert,... sẽ giúp bạn tăng lợi thế cạnh tranh về bằng cấp khi xin việc ở các công ty lớn.

lap trinh vien hoc nganh gi

Lời khuyên cho học sinh cấp 3 muốn làm lập trình viên

Nghe lập trình là thấy xịn sò, thời thượng, lương cao, việc nhiều. Nhưng với học sinh cấp 3, đặc biệt là các bạn lớp 11, 12, thì nhận thức về ngành này vẫn còn hơi mông lung. Không biết bắt đầu từ đâu và đôi khi là không biết mình có hợp không nữa.

Học sinh cấp 3 học lập trình - có gì khó?

Trước tiên là thiếu định hướng: CNTT là ngành lớn, bên trong có hàng tá nhánh nhỏ. Có bạn thích làm web, có người lại muốn làm game, có người tò mò về AI, dữ liệu lớn, an ninh mạng,... Mỗi nhánh một kiểu, một yêu cầu khác nhau. Nếu không tìm hiểu trước, lúc chọn trường, chọn ngành dễ "quay xe" vì thấy không hợp.

Thứ hai là áp lực học chính khóa: Lớp 12 ôn thi đại học đã mệt rũ người, nào là kiểm tra, thi thử, đề cương dồn dập. Thấy người ta nói học lập trình từ sớm là lợi thế, mà giờ bài vở ngập đầu, không biết bắt đầu từ đâu, học lúc nào?

Vậy học sinh cấp 3 muốn theo ngành lập trình thì nên làm gì?

1. Chọn đúng khối thi - xác định trường từ sớm

Các ngành liên quan đến lập trình thường tuyển khối A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh) hoặc D01 (Toán, Văn, Anh). Bạn nên xác định sớm để có kế hoạch ôn thi rõ ràng. Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu kỹ các ngành học trong CNTT để biết mình phù hợp với hướng đi nào, tránh tình trạng chọn ngành chỉ vì "nghe tên thấy hay hay".

2. Tự học là chìa khoá

Đừng chờ tới đại học mới học lập trình. Học từ bây giờ sẽ giúp bạn làm quen sớm với tư duy giải quyết vấn đề, cú pháp code.

- Bắt đầu với Python hoặc C++ vì dễ tiếp cận, có tài liệu miễn phí rất nhiều trên internet.

- Có thể thử học lập trình, giải thuật toán trên các trang như: Leetcode, HackerRank, Daily Coding Problem.

3. Rèn tư duy logic

Lập trình là trò chơi của tư duy. Không giỏi toán cũng không sao, nhưng bạn phải quen với việc suy luận, phân tích bài toán, chia nhỏ vấn đề. Những khái niệm như vòng lặp, điều kiện, cấu trúc dữ liệu đều liên quan chặt chẽ đến tư duy logic.

>>> Có thể bạn quan tâm: Lập trình viên lương bao nhiêu? - So sánh mức lương Việt Nam & thế giới

Chọn nghề lập trình không chỉ vì đam mê mà còn là hành trình cần định hướng rõ ràng. Qua bài viết, bạn đã biết mình nên học môn gì, thi khối nào, chọn ngành nào và vào trường nào cho đúng. Hy vọng từ giờ, câu hỏi "muốn làm lập trình viên học ngành gì?" sẽ không còn khiến bạn bối rối.

Bài viết khác

Xem thêm
× Modal Image