Chuyên gia bật mí 7 tips viết CV thực tập cho sinh viên công nghệ
26/03/2025
Ngồi trước màn hình, lướt lên lướt xuống mà đầu rối bời - kinh nghiệm chẳng có, sợ gửi CV rồi cũng chẳng ai đọc. Cái cảm giác hoang mang đó ai cũng từng một lần trải qua. Thật ra, chỉ cần biết cách trình bày CV thực tập thật khéo là cũng đủ ghi điểm, đọc ngay 7 tips này để tự tin apply bạn nhé.
CV thực tập là gì? Có gì khác biệt với CV xin việc chính thức?
CV thực tập là bản tóm tắt những thông tin về học vấn, kỹ năng, dự án, hoạt động và mục tiêu nghề nghiệp của bạn khi ứng tuyển vào các vị trí thực tập.
Sự khác biệt với CV xin việc chính thức
- CV xin việc chính thức cần kinh nghiệm làm việc rõ ràng.
- Viết CV xin việc thực tập cần tập trung vào kỹ năng, dự án, hoạt động ngoại khóa và mong muốn học hỏi.
- Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào thái độ và tiềm năng thay vì chờ bạn liệt kê kinh nghiệm.
Nhà tuyển dụng đánh giá gì khi xem CV thực tập?
- Thái độ học hỏi: Liệu bạn có sẵn sàng học hỏi và làm những công việc nhỏ để tích lũy kinh nghiệm không?
- Sự chủ động: Bạn có chủ động tham gia dự án hay tìm hiểu công nghệ mới một cách độc lập không?
- Kỹ năng mềm: Bạn có khả năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm hiệu quả và trình bày vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc không?
Những lợi ích khi có một CV thực tập ấn tượng
- Cơ hội vào thực tập ở công ty top đầu.
- Được chọn phỏng vấn sớm dù chưa tốt nghiệp.
- Lợi thế khi nộp hồ sơ xin việc chính thức sau này.
CV thực tập gồm những gì? Cách viết như thế nào?
CV là "vũ khí" đầu tiên giúp sinh viên ghi điểm với nhà tuyển dụng. Biết cách tạo ấn tượng với 6 mục thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nổi bật ngay cả khi chưa có kinh nghiệm:
- Thông tin cá nhân: Đảm bảo chính xác.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Viết ngắn gọn, thể hiện rõ bạn muốn học hỏi điều gì và đóng góp gì.
- Học vấn: Nhấn mạnh kết quả học tập.
- Dự án: Mô tả cụ thể công việc bạn đã làm và kết quả đạt được, kèm số liệu để tạo ấn tượng.
- Kỹ năng: Tập trung vào những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm nổi bật, phù hợp với công việc ứng tuyển.
- Chứng chỉ, giải thưởng: Đảm bảo ghi rõ thời gian và đơn vị cấp chứng chỉ, giải thưởng để tăng tính thuyết phục.
- Hoạt động ngoại khóa: Chỉ chọn những hoạt động liên quan đến ngành hoặc giúp phát triển kỹ năng phù hợp với công việc ứng tuyển..
Hướng dẫn cách viết chi tiết
1. Thông tin cá nhân - đơn giản nhưng đừng cẩu thả
Phần mở đầu CV, bạn hãy để:
- Họ tên đầy đủ
- Số điện thoại (nên để số liên lạc đang dùng thường xuyên)
- Email chuyên nghiệp dạng: [tên].[họ]@gmail.com
- Link LinkedIn hoặc portfolio (nếu có)
Ví dụ:
- Họ tên: Nguyễn Minh Hoàng
- SĐT: 09xx.xxx.xxx
- Email: hoang.nguyen@uet.edu.vn
- Github: github.com/hoangnguyen-dev
2. Học vấn - Chứng minh sự chủ động và phát triển
Ghi rõ:
- Tên trường, chuyên ngành, thời gian học
- GPA (nếu từ 3.0 trở lên, hãy ghi để làm nổi bật thành tích học tập của bạn).
- Học bổng: Đừng ngại chia sẻ nếu bạn đã nhận học bổng, ví dụ như "Học bổng tài năng UET", để chứng minh sự nỗ lực và thành tích vượt trội.
Ví dụ:
- Trường: Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chuyên ngành: Công nghệ thông tin
- Thời gian học: 09/2019 - 06/2023
- GPA: 3.5/4.0
- Học bổng: Học bổng Tài năng UET (2022)
3. Dự án - vũ khí đắt giá nhất của sinh viên
Phần này cực kỳ quan trọng đối với nhà tuyển dụng. Họ không quan tâm bạn có kinh nghiệm làm việc hay chưa, mà quan tâm bạn đã "làm được gì".
Đừng ghi chung chung kiểu "Tham gia dự án website trường", hãy mô tả chi tiết để thể hiện rõ vai trò và kết quả của bạn:
Ví dụ:
- Dự án: Ứng dụng quản lý công việc cá nhân
- Vai trò: Phát triển backend bằng Node.js, tích hợp MongoDB
- Kết quả: Hoàn thành đúng deadline, hơn 500 người dùng thử, nhận phản hồi tích cực
4. Kỹ năng - ít nhưng chất
- Kỹ năng cứng: Liệt kê những công cụ, ngôn ngữ lập trình, phần mềm bạn thành thạo. Chẳng hạn: JavaScript, Node.js (cơ bản), Git, Docker (cơ bản).
- Kỹ năng mềm: Chọn 2-3 kỹ năng nổi bật: Thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Nhà tuyển dụng không thích "liệt kê dàn trải". Hãy để những thứ bạn thực sự làm tốt.
5. Chứng chỉ, giải thưởng - có thì tốt, không có đừng cố "thêm thắt"
Nếu bạn có chứng chỉ hoặc giải thưởng, hãy ghi rõ ràng, cụ thể như:
- Chứng chỉ: AWS Cloud Practitioner, cấp tháng 9/2023
- Giải thưởng: Giải Nhì cuộc thi Lập trình sinh viên UET 2023
Đừng ghi chung chung kiểu "Giải thưởng các cuộc thi sinh viên", hãy làm rõ thành tích thực tế để chứng minh năng lực của bạn.
6. Hoạt động ngoại khóa - chỉ ghi cái liên quan
Bạn cần lưu ý, hoạt động ngoại khóa chỉ nên chọn cái liên quan đến ngành ứng tuyển. Quá nhiều thứ không liên quan sẽ khiến CV loãng và thiếu điểm nhấn.
Ví dụ cách viết đúng chuẩn cho ngành Công nghệ thông tin:
- Thành viên CLB Lập trình UET (2021-2023): Tham gia tổ chức workshop ReactJS, thu hút 200 sinh viên tham gia
- Tình nguyện viên Ngày hội Công nghệ UET 2022: Hỗ trợ đội kỹ thuật, trực tiếp set-up thiết bị trình chiếu cho 15 gian hàng
CV thực tập cho sinh viên công nghệ có gì khác biệt?
- Tập trung vào dự án: Hầu hết ứng viên thực tập là các bạn sinh viên chưa đi làm, do đó các dự án cá nhân và bài tập lớn chính là "showcase".
- Kỹ năng công nghệ: Đừng chỉ liệt kê kỹ năng như Python hay JavaScript. Hãy ghi rõ Python (Flask, Pandas) để nhà tuyển dụng thấy được bạn có kinh nghiệm thực tế và kỹ năng sử dụng công nghệ đó như thế nào.
- Code và teamwork là 2 từ khóa quan trọng: Nhà tuyển dụng công nghệ không chỉ tìm người biết lập trình, giỏi kỹ thuật, mà còn cần những ứng viên có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp và phối hợp hiệu quả với đồng đội để hoàn thành dự án chung.
- Hình thức CV: Gọn gàng, logic, dễ đọc. Đừng lạm dụng các mẫu CV màu mè, bạn nên chọn các font dễ nhìn như Arial, Roboto hoặc Open Sans.
7 tips viết CV thực tập cho sinh viên công nghệ
1. Dùng từ đơn giản, đúng ngữ pháp, tránh viết vòng vo
Nhà tuyển dụng thường không có nhiều thời gian để đọc từng chi tiết trong CV, dó đó, bạn cần viết sao cho thật ngắn gọn, rõ ràng.
Thay vì viết dài dòng như "Tôi đã tham gia vào việc xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu", hãy viết cụ thể như "Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu cho câu lạc bộ trường".
2. Tập trung vào dự án và thành tựu cụ thể
Nhà tuyển dụng muốn thấy bạn đã làm được gì hơn là bạn biết gì. Vì thế, đừng chỉ liệt kê các môn học hay kỹ năng khô khan. Hãy đưa vào CV thực tập những dự án cá nhân, hoặc đồ án nhóm mà bạn đã tham gia. Mỗi dự án nên mô tả kết quả cụ thể, ví dụ:
- Dự án: Website giới thiệu sự kiện
- Công nghệ: HTML, CSS, JS
- Kết quả: Thu hút 1.500 lượt truy cập trong 3 tuần
3. Chọn mẫu CV tinh gọn, chuẩn định dạng ATS
Hãy luôn nhớ rằng, CV của bạn sẽ đi qua hệ thống ATS (Applicant Tracking System) trước khi đến tay người duyệt. Vì vậy, nên:
- Chọn font chữ dễ đọc như Arial, Roboto, Calibri.
- Đừng chèn ảnh nặng hay bảng biểu phức tạp, vì hệ thống ATS không xử lý tốt những thứ này.
- Sắp xếp CV rõ ràng với các mục: Thông tin - Kỹ năng - Dự án - Kinh nghiệm Học vấn.
Bạn có thể tham khảo mẫu và cách tạo CV online chuẩn ATS từ JobOKO.
4. Kiểm tra lỗi chính tả và câu cú trước khi gửi
Dù giỏi đến đâu, một lỗi sai nhỏ về chính tả cũng có thể làm nhà tuyển dụng nghi ngờ năng lực của bạn. Hãy đọc lại ít nhất 3 lần và dùng công cụ như Grammarly hoặc LanguageTool để hỗ trợ.
5. Đừng quên highlight kỹ năng mềm
Dù là dân công nghệ, kỹ năng mềm vẫn cực quan trọng. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy mình giao tiếp tốt, làm việc nhóm ổn và có tinh thần tự học. Có thể thêm vào CV thực tập các dòng như:
- Kỹ năng giao tiếp: Trình bày báo cáo đồ án nhóm trước giảng viên
- Làm việc nhóm: Tham gia hackathon, chia vai trò rõ ràng, hoàn thành đúng hạn
- Tư duy phản biện: Thảo luận, phản biện ý tưởng trong câu lạc bộ XYZ của trường
6. Tùy chỉnh CV theo từng công ty, từng vị trí
Mỗi công ty sẽ có yêu cầu riêng, bạn hãy đọc kỹ JD (Job Description) và điều chỉnh:
- Gạch đầu dòng những từ khóa quan trọng từ JD
- Thêm từ khóa đó vào dự án, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp
- Ưu tiên các dự án hoặc thành tựu phù hợp với công ty ứng tuyển
Ví dụ: Nếu ứng tuyển vào công ty fintech, bạn hãy highlight dự án liên quan đến công nghệ tài chính hoặc bảo mật dữ liệu.
7. Thêm một câu kết thúc ấn tượng trong mục tiêu nghề nghiệp
Có rất nhiều bạn sinh viên mắc lỗi khi viết mục tiêu nghề nghiệp, thường là lỗi diễn đạt chung chung, không có điểm nhấn. Để tạo ấn tượng, bạn hãy kết thúc bằng một câu thể hiện tinh thần sẵn sàng học hỏi và đóng góp như:
- Mong muốn được đóng góp và phát triển trong môi trường công nghệ sáng tạo, nơi tôi có thể vừa học hỏi, vừa tạo ra giá trị.
- Sẵn sàng đương đầu thử thách để cùng đội ngũ phát triển sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng.
Đừng lo lắng quá nhiều về việc chưa có kinh nghiệm. Viết CV thực tập không phải là "cuộc thi điểm số", mà là cơ hội để chứng minh bạn đã trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực tế và sự chủ động học hỏi như thế nào. Hãy áp dụng 7 tips trên đây để tự tin hơn và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.