Các công việc làm thêm lý tưởng dành cho sinh viên ngành công nghệ

27/05/2024

Sinh viên công nghệ có nhiều cơ hội để tham gia vào các hoạt động và làm thêm những công việc có thể giúp họ tích lũy kinh nghiệm, phát triển kỹ năng, và xây dựng mạng lưới quan hệ. Dưới đây là một số công việc mà sinh viên công nghệ có thể cân nhắc.

viec lam them cho sinh vien cong nghe

I. Ưu - nhược điểm khi sinh viên công nghệ đi làm thêm

2

Từ những ưu nhược điểm như trên, ta có thể thấy việc làm thêm cho sinh viên công nghệ cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, khi làm những công việc làm đúng chuyên ngành thì giá trị và lợi ích bạn nhận về nhiều hơn là đánh mất. Bạn chỉ cần lưu ý cân bằng được thời gian làm việc với thời gian học tập, nghỉ ngơi thì việc làm thêm hoàn khả thi.

II. Top việc làm thêm dành cho sinh viên công nghệ

1. Gia sư, trợ giảng

Những sinh viên học tập trong lĩnh vực công nghệ thường giỏi các môn vật lí, toán học, tin,... Đây là một lợi thế giúp sinh viên có thể đi gia sư các môn học này cho học sinh cấp 2, cấp 3.

Ngoài ra, các bạn sinh viên ngành công nghệ nói chung còn có thể trợ giảng trong các lớp học về công nghệ hoặc các khóa học lập trình, giúp củng cố kiến thức của bản thân và chia sẻ kiến thức với người khác.

2. Thực tập trong lĩnh vực công nghệ

Sinh viên năm 2 trở lên đã có thể bắt đầu làm thêm các công việc thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Cách nhanh nhất giúp bạn tăng kỹ năng, kiến thức đó là tham gia vào các chương trình thực tập tại các công ty công nghệ. Từ đây, sinh viên có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, được học hỏi thêm từ các chuyên gia trong ngành và tạo dựng mối quan hệ tốt cho tương lai sau này.

3. Hỗ trợ kỹ thuật

Vị trí hỗ trợ kỹ thuật thường giúp người dùng và khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công nghệ hoặc kỹ thuật. Công việc thông thường là chuẩn đoán, sửa lỗi, tư vấn và hướng dẫn người dùng sử dụng các dịch vụ công nghệ để đáp ứng được nhu cầu của họ. Đây là công việc không cần chuyên môn quá cao mà các bạn sinh viên có thể vừa làm vừa học hỏi được nhiều thứ.

4. Thiết kế (đồ họa, web, game, ứng dụng di động)

Với những sinh viên có chuyên môn cứng, có kỹ năng lập trình, thiết kế, bạn có thể tham gia vào các dự án phát triển ứng dụng, game hoặc đồ họa phù hợp để rèn luyện kỹ năng và kiến thức của mình.

Bạn có tìm công việc này tại các công ty, start-up hoặc các dự án freelance trên các trang web tìm việc làm uy tín. Đây có thể là một thách thức đối với sinh viên công nghệ nhưng đặc trưng của ngành này là càng được thực hành nhiều càng giỏi hơn. Vậy nên các bạn đừng e ngại thử sức mình với những công việc khó vì nó có thể là tiền đề để xây dựng sự nghiệp của các bạn sau này.

5. Nhân viên SEO, chạy Ads

Nếu bạn là người có khả năng viết lách khá ổn và thành thạo công nghệ thông tin thì có thể thử sức làm nhân viên SEO, chạy Ads. Đây là những công việc không yêu cầu kinh nghiệm và có thể đào tạo với người mới. Tuy nhiên, bạn phải có tinh thần tự học cao, tự trau dồi cách viết lách, các tips khi chạy Ads, viết bài SEO để công việc được trơn tru và đạt hiệu suất cao.

III. Những lưu ý dành cho sinh viên công nghệ khi tìm việc làm thêm

- Hãy ưu tiên các công việc làm thêm liên quan đến ngành học mà bạn đang theo đuổi để sau khi ra trường, các khoảng trống về kinh nghiệm, kỹ năng cần có trong CV của bạn sẽ được lấp đầy. Mối quan hệ với người cùng ngành cũng sẽ được mở rộng và phát triển từ đây.

- Học cách quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo rằng công việc làm thêm không chiếm quá nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập và nghỉ ngơi. Cách tốt nhất để bạn bắt đầu việc này là lập kế hoạch chi tiết trong khoảng thời gian đầu mới đi làm để quản lí thời gian một cách hợp lí.

- Hãy lựa chọn các công việc có giờ làm việc linh hoạt, không bị ốp ca để bạn có thể dễ dàng sắp xếp lịch học và các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi khác sao cho phù hợp.

- Trước khi đồng ý làm việc, hãy nghiên cứu kỹ về công ty và công việc, đảm bảo đó là một môi trường làm việc phù hợp và đáng tin cậy. Hãy cẩn thận trước các công việc, hội nhóm lừa đảo trên mạng xã hội. Đàm phán với nhà tuyển dụng về mức lương, quyền lợi và các cơ hội học tập khác để xứng đáng với công sức và thời gian bạn bỏ ra.

- Bạn có thể tham khảo ý kiến từ gia đình, thầy cô và bạn bè xung quanh về các thông tin khi đi làm thêm để có sự chuẩn bị tinh thần cho thời gian sắp tới.

- Hãy chuẩn bị CV thật chuyên nghiệp và chỉn chu để nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự quan tâm và mong muốn có được công việc làm thêm.

Tóm lại, việc làm thêm có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức và áp lực đối với sinh viên công nghệ. Việc quản lý thời gian và đặt ưu tiên đúng đắn sẽ giúp sinh viên tận dụng tối đa cơ hội này mà vẫn đảm bảo hiệu suất học tập và phát triển cá nhân.

Bài viết khác

Xem thêm