Kỹ năng chuyên môn trong CV - 3 tips chinh phục nhà tuyển dụng
09/04/2025
Chưa có kinh nghiệm không đồng nghĩa với việc để "CV trống rỗng". Kỹ năng chuyên môn trong CV chính là chìa khóa giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Viết đúng - bạn ghi điểm, viết sai - CV rất dễ bị lướt qua. Vậy, nên viết gì để phù hợp với ngành nghề bạn đang theo đuổi?
I. Vì sao cần ghi kỹ năng vào CV
Khi bạn chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào gì? Chính là kỹ năng. Không có gì đáng tiếc hơn việc để CV rơi vào "vùng mờ" chỉ vì bạn... không ghi kỹ năng. Phần này cho thấy bạn hiểu rõ bản thân đến đâu, có phù hợp với vị trí không và liệu bạn có sẵn sàng bước vào môi trường làm việc thực sự hay chưa.
II. 3 tips viết kỹ năng chuyên môn trong CV hiệu quả nhất
Kỹ năng chuyên môn có vai trò quan trọng là vậy nhưng liệu bạn đã biết cách viết sao cho vừa đơn giản, ngắn gọn lại vừa nổi bật, hiệu quả? Hãy cùng tham khảo một vài lưu ý sau đây nhé.
1. Chọn kỹ năng chuyên môn đúng - không cần nhiều
Nhiều bạn nghĩ: ghi càng nhiều càng tốt. Nhưng thực tế thì, việc nhồi nhét 10-15 kỹ năng không chỉ khiến CV dài dòng mà còn khiến nhà tuyển dụng hoang mang: "Không biết bạn giỏi gì thật sự?".
Hãy giới hạn trong khoảng 5-8 kỹ năng có liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển, đúng năng lực bạn đang có và sát với mô tả công việc (JD).
2. Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Kỹ năng cứng là những gì bạn học được - có thể chứng minh bằng bằng cấp hoặc sản phẩm. Ví dụ: tin học văn phòng, Excel, thiết kế đồ họa, ngôn ngữ lập trình, ngoại ngữ.
Kỹ năng mềm được hình thành qua quá trình học tập và giao tiếp: làm việc nhóm, thuyết trình, tư duy phản biện.
Nhiều bạn chỉ ghi kỹ năng mềm hoặc chỉ ghi kỹ năng cứng. Hãy kết hợp cả hai - vì nhà tuyển dụng cần một ứng viên toàn diện.
3. Trình bày có điểm nhấn
Có rất nhiều cách trình bày CV vừa đẹp mắt, vừa hấp dẫn. Bạn có thể lựa chọn liệt kê và diễn giải từng kỹ năng một hoặc "đồ thị hóa" chúng trên thang điểm 10. Nhưng dù dùng cách nào thì bạn vẫn nên đảm bảo nó phù hợp, hài hòa với bố cục của CV, thể hiện được sự logic trong cách sắp xếp các ý nhé.
Để tham khảo những cách trình bày được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất, bạn có thể lướt qua các mẫu CV có sẵn trên JobOKO. Với hơn 100 mẫu đa dạng ở mọi ngành nghề cùng giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng, việc thêm kỹ năng vào CV sẽ không còn là 1 trở ngại khi bạn hoàn thiện hồ sơ xin việc nữa.
III. Gợi ý cách viết kỹ năng phù hợp theo nhóm ngành
Thông thường kỹ năng chuyên môn sẽ được chia làm 2 phần là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Nếu kỹ năng cứng mang tính học thuật nhiều hơn, có thể chứng minh qua bằng cấp thì kỹ năng mềm cần sự tiếp xúc nhất định mới đánh giá được.
1. Cách chọn kỹ năng cứng
Như đã nói ở trên, kỹ năng cứng thiên nhiều về tính học thuật, vậy nên việc lựa chọn sẽ cần dựa vào những yêu cầu cụ thể từ phía nhà tuyển dụng. Mỗi vị trí khác nhau sẽ có tiêu chí tuyển chọn khác nhau. Tuy nhiên, 2 kỹ năng cứng cần thiết cho tất cả các loại công việc chính là kỹ năng tin học và năng lực ngoại ngữ.
Ngoài ra, chúng ta còn những kỹ năng chia theo nhóm ngành như:
- Nhóm ngành kinh tế: Kỹ năng tính toán; kỹ năng phân tích thị trường; kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng; kỹ năng chốt sale;...
- Nhóm ngành công nghệ thông tin: Thành thạo ngôn ngữ lập trình (Java, Python, C/C++,...); Nắm vững kiến thức chuyên ngành về công nghệ phần mềm; kỹ năng tìm kiếm, phát triển và khắc phục các vấn đề liên quan đến máy tính, trí tuệ nhân tạo;...
- Nhóm ngành y: Hiểu biết về biểu hiện, triệu chứng của các loại bệnh; kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dụng; kỹ năng phẫu thuật, giải phẫu; kỹ năng trấn an, hỗ trợ tâm lý người bệnh;...
- Nhóm ngành xây dựng: Nắm vững kiến thức chuyên môn về các loại vật liệu; kỹ năng vẽ phác thảo; kỹ năng dựng mô hình; sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa;...
- Nhóm ngành giáo dục - nhân văn: Kỹ năng nắm bắt tâm lý con người; kỹ năng giảng dạy; kỹ năng lên kế hoạch dạy học;...
2. Cách chọn kỹ năng mềm
Phần lớn sinh viên mới ra trường thường gom hết mọi "kỹ năng nghe có vẻ hay" vào CV. Nhưng thật ra, kỹ năng mềm không phải thứ để liệt kê theo cảm tính. Nó là những thói quen, phản xạ và cách bạn làm việc với người khác.
Vậy, nên họn kỹ năng mềm thế nào để không bị xem là sáo rỗng?
Hãy bắt đầu từ 3 câu hỏi:
- Vị trí bạn đang ứng tuyển cần làm việc nhóm nhiều không?
- Có đòi hỏi khả năng giao tiếp, thương lượng, phản biện không?
- Môi trường startup hay doanh nghiệp truyền thống?
Từ đó, bạn sẽ chọn được những kỹ năng phù hợp:
- Nếu làm việc nhóm nhiều: hãy ghi "giao tiếp, hợp tác, giải quyết mâu thuẫn"
- Nếu công việc cần chủ động: hãy ghi "quản lý thời gian, tư duy phản biện, linh hoạt thích nghi"
- Nếu công việc thiên về khách hàng: hãy ghi "lắng nghe chủ động, thuyết phục, đồng cảm"
Đừng nghĩ sinh viên mới ra trường là không có gì để ghi vào CV. Kỹ năng chuyên môn chính là bằng chứng cho thấy bạn đã sẵn sàng đi làm. Viết đúng, viết đủ, viết thông minh - bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng dừng lại đọc kỹ, thay vì lướt qua như hàng trăm CV khác.