Học ngành công nghệ hàng không vũ trụ ra trường làm gì?
15/04/2025
Ngành công nghệ hàng không vũ trụ nghe có vẻ cao siêu, nhưng thực tế lại đang thiếu nhân lực trầm trọng. Nếu vẫn đang băn khoăn liệu ra trường có kiếm được công việc ổn định, mức lương cao, thì bạn hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm, những công ty đang cần người và mức thu nhập thực tế.
Giới thiệu chung về ngành công nghệ hàng không vũ trụ
Ngành công nghệ hàng không vũ trụ nghiên cứu và ứng dụng các nguyên lý vật lý, cơ học, điện tử và tự động hóa vào thiết kế, chế tạo, vận hành các phương tiện bay trong khí quyển và ngoài không gian. Chẳng hạn như máy bay, vệ tinh, thiết bị bay không người lái và hệ thống điều khiển liên quan.
Tại Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, chương trình công nghệ hàng không vũ trụ được thiết kế theo chuẩn quốc tế, tích hợp lý thuyết chuyên sâu với thực hành tại phòng thí nghiệm hiện đại. Sinh viên sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước, đồng thời có cơ hội hợp tác nghiên cứu, thực tập tại các đơn vị hàng đầu như Viettel và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Xu hướng phát triển của ngành:
Nghe tới "hàng không vũ trụ" chắc nhiều bạn nghĩ nó xa vời, khó lắm, chỉ NASA mới cần. Nhưng thật ra, ngay ở Việt Nam, ngành này đang thiếu người trầm trọng.
Như Viettel đang phát triển vệ tinh riêng, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thì liên tục mở rộng dự án. Mỗi lần cần tuyển kỹ sư làm mảng này là chạy đôn chạy đáo, có khi còn phải mời chuyên gia nước ngoài về làm vì trong nước chưa ai đủ chuyên môn. .
Ngành này không chỉ học về máy bay, vệ tinh mà còn chuyên về AI, điều khiển tự động, vật liệu siêu nhẹ. Các công ty lớn trong nước đang đổ tiền vào, nên khi ra trường, bạn sẽ có cơ hội thực tập, làm việc ngay tại các dự án thực tế.
Ngành công nghệ hàng không vũ trụ có dễ xin việc? Ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm tại các viện nghiên cứu hoặc các hãng hàng không trong và ngoài nước. Một số vị trí phổ biến:
- Kỹ sư thiết kế và chế tạo thiết bị bay (drone, flycam, UAV).
- Kỹ sư vận hành và bảo dưỡng thiết bị bay.
- Kỹ sư lập trình hệ thống điều khiển và hệ thống nhúng.
- Kỹ sư giám sát không gian và xử lý ảnh viễn thám.
Ngành công nghệ hàng không vũ trụ lương bao nhiêu?
Thường thì, sau khi ra trường, các kỹ sư ngành này có thu nhập trung bình khoảng 10 - 15 triệu mỗi tháng. Nhưng nếu lên cấp quản lý hay làm nhà nghiên cứu thì mức lương sẽ từ 20 triệu trở lên.
Một số câu hỏi thường gặp về ngành công nghệ hàng không vũ trụ
Ngành công nghệ hàng không vũ trụ thi khối nào?
Ở Việt Nam, hiện chỉ có Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) đào tạo ngành công nghệ hàng không vũ trụ. Để theo học, bạn có thể chọn một trong ba tổ hợp môn:
-
A00 (Toán, Lý, Hóa)
-
A01 (Toán, Lý, Anh
-
D01 (Toán, Văn, Anh)
Điểm chuẩn ngành công nghệ hàng không vũ trụ?
Năm 2024, ngành công nghệ hàng không vũ trụ tại Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm chuẩn là 24.61 điểm. Bạn sẽ thi theo các tổ hợp môn A00, A01 hoặc D01, và điểm này là điểm thi tốt nghiệp THPT.
Ngành công nghệ hàng không vũ trụ học những gì?
Tại đại học ĐH Công nghệ - ĐHQGHN, chương trình đào tạo công nghệ hàng không vũ trụ có khoảng 160 tín chỉ, bao gồm toán, vật lý, tiếng Anh, các môn chuyên ngành như thiết kế máy bay, điều khiển tự động hay khí động lực học.
Chương trình đào tạo cũng bao gồm thực tập và đồ án tốt nghiệp giúp sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực hành.
Với thực trạng thiếu nhân lực của ngành công nghệ hàng không vũ trụ hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tìm được công việc ổn định và mức lương hấp dẫn ngay sau khi ra trường. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tự tin hơn khi quyết định theo đuổi ngành nghề đầy triển vọng này.