Tổng hợp các mẫu CV Business Analyst và hướng dẫn viết chi tiết từ chuyên gia

27/10/2022

Business Analyst hay Chuyên viên phân tích kinh doanh (BA) hiện đang là 1 trong những vị trí có mức độ cạnh tranh vô cùng cao. Để thành công ứng tuyển vào vị trí này, hãy tham khảo các mẫu CV Business Analyst được chuyên gia đánh giá cao cũng như những hướng dẫn chi tiết về cách viết dưới đây nhé.

cv business analyst

I. Các mẫu CV Business Analyst mới nhất 2024

Tải là tạo CV Business Analyst tại đây

Gồm: Mẫu CV Business Analyst đơn giản, nổi bật, thanh lịch, trẻ trung, thu hút

II. Hướng dẫn chi tiết cách viết CV Business Analyst thu hút nhà tuyển dụng

1. Thông tin cá nhân

Điều nhà tuyển dụng muốn biết trong phần này đơn giản là tên và cách thức để liên hệ với ứng viên nếu cần thiết. Vậy thay vì đưa quá nhiều thông tin cầu kỳ, bạn chỉ nên ghi thật ngắn gọn và chuyên nghiệp những ý cơ bản như tên đầy đủ, địa chỉ, email và SĐT là được.

Ngoài ra bạn cũng có thể đính kèm đường link trang web cá nhân (Facebook, LinkedIn, Instargram,...) nếu được yêu cầu.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm, hãy viết ngắn gọn, súc tích về mục tiêu nghề nghiệp ở vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ "Tôi mong muốn trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp thông qua việc phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp hiệu quả".

Nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hãy tóm tắt các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng nhất, liên quan trực tiếp đến vị trí Business Analyst. Sử dụng các từ khóa chuyên ngành để nhà tuyển dụng dễ dàng nhận diện. Ví dụ "Với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích kinh doanh, tôi có khả năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ, tư duy chiến lược và kỹ năng giao tiếp tốt".

3. Kinh nghiệm làm việc

Đây là phần gần như quan trọng nhất trong CV chuyên nghiệp của bạn. Bạn cần đảm bảo có đủ những ý sau:

- Vị trí công việc: Ghi rõ tên vị trí và công ty bạn đã làm việc.

- Thời gian làm việc: Từ tháng/năm nào đến tháng/năm nào.

- Mô tả công việc: Chi tiết các trách nhiệm, dự án đã thực hiện và kết quả đạt được (gói gọn trong 3 - 4 gạch đầu dòng). Sử dụng số liệu cụ thể để minh họa thành tích. Ví dụ "Dẫn dắt dự án phân tích dữ liệu khách hàng, tăng 20% hiệu quả chiến dịch marketing".

4. Học vấn

- Đề cập đến các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực Business Analyst. Nếu bạn có các chứng chỉ chuyên môn như CBAP, CCBA, hãy chắc chắn đưa vào.

- Tên trường đại học: Ghi rõ tên trường và khoa.

- Thời gian học: Ghi rõ khoảng thời gian bạn theo học.

5. Kỹ năng

Liệt kê các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn cần thiết trong CV cho vị trí Business Analyst như kỹ năng phân tích, tư duy phản biện, giao tiếp, quản lý dự án, và sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như SQL, Excel, Tableau, Power BI,...

6. Dự án tiêu biểu

Mô tả ngắn gọn một số dự án tiêu biểu mà bạn đã tham gia, nhấn mạnh vai trò của bạn và những đóng góp cụ thể vào thành công của dự án. Ví dụ "Tham gia vào dự án tối ưu hóa quy trình kinh doanh, giảm 15% chi phí hoạt động".

7. Một số thông tin khác

Thêm 1 số thông tin như sở thích, người tham chiếu, hoạt động xã hội,... nếu được nhà tuyển dụng yêu cầu. Chúng sẽ giúp CV cụ thể hơn, nói rõ hơn về con người cá nhân của bạn.

III. Tips giúp CV Business Analyst của bạn trở nên nổi bật

Để CV của bản thân nổi bật giữa hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn hồ sơ khác, bạn hãy làm theo những tips dưới đây:

1. Tùy chỉnh CV cho từng vị trí ứng tuyển

Điều chỉnh CV của bạn để phù hợp với từng vị trí cụ thể bằng cách nhấn mạnh các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan nhất. Ví dụ, nếu vị trí yêu cầu kỹ năng về SQL, hãy đảm bảo bạn có phần mô tả chi tiết về kinh nghiệm sử dụng SQL của mình.

2. Sử dụng từ khóa

Đọc kỹ mô tả công việc và sử dụng các từ khóa mà nhà tuyển dụng đề cập. Điều này giúp CV của bạn dễ dàng qua được hệ thống lọc CV tự động. Ví dụ, nếu công việc yêu cầu kỹ năng "phân tích dữ liệu", hãy chắc chắn cụm từ này xuất hiện trong CV của bạn.

3. Định dạng chuyên nghiệp

- Sử dụng phông chữ đơn giản, dễ đọc như Arial hoặc Times New Roman và giữ bố cục gọn gàng.

- Tránh sử dụng quá nhiều màu sắc hoặc hình ảnh không cần thiết.

- Đảm bảo các tiêu đề và phần nội dung được căn chỉnh đều và dễ nhìn.

- Lưu và gửi CV dưới dạng PDF để đảm bảo định dạng không bị thay đổi khi mở trên các thiết bị khác nhau.

4. Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp

CV của bạn phải hoàn toàn không có lỗi chính tả và ngữ pháp. Hãy kiểm tra kỹ hoặc nhờ người khác đọc lại trước khi gửi đi. Một CV không có lỗi sẽ tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.

5. Cung cấp liên hệ tham khảo

Bao gồm thông tin liên hệ của một vài người tham khảo đáng tin cậy để nhà tuyển dụng có thể xác minh thông tin nếu cần. Hãy chắc chắn rằng bạn đã xin phép những người này trước khi đưa thông tin của họ vào CV.

6. Chứng minh kết quả

Sử dụng các số liệu cụ thể để chứng minh thành tích của bạn. Ví dụ "Tăng 25% hiệu quả kinh doanh qua việc phân tích và tối ưu hóa dữ liệu khách hàng".

Trên đây là những mẫu CV Business Analyst cũng như hướng dẫn chi tiết cách viết CV sao cho chuẩn mực và thu hút nhất. Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để thành công chinh phục công việc mơ ước của bản thân và ngày càng phát triển hơn trong sự nghiệp.

Bài viết khác

Xem thêm